Trong quá trình gia công kim loại, xử lý bề mặt khuôn mẫu là một trong nhưng công đoạn vô cùng quan trọng giúp bề mặt kim loại trở nên sáng bóng, chống lại các chất rỉ sét. Qua đó giúp cho công đoạn sơn hay phủ xi mạ lên bề mặt kim loại trở nên hiệu quả hơn. Tùy thuộc vào tình trạng của bề mặt kim loại cần đưa ra các phương pháp xử lý bề mặt khác nhau để đạt hiệu quả tốt nhất.
Xử lý bề mặt kim loại là một công đoạn vô cùng quan trọng
Sau một khoảng thời gian sử dụng nếu không được chăm sóc và bảo dưỡng thường xuyên, các thiết bị được làm từ sắt hay các hợp kim của sắt như: Gang, thép,… đều sẽ xuất hiện các dấu hiệu rỉ sét điều này vừa gây mất thẩm mỹ vừa sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sử dụng của thiết bị.
Ngoài ra, nếu các thiết bị cần sơn hay phủ xi mạ thì việc xử lý bề mặt là một điều bắt buộc. Những vết rỉ sét và bụi bẩn trên bề mặt thiết bị nếu không được loại bỏ sẽ làm giảm khả năng bám dính của lớp sơn vì vậy chỉ sau một khoảng thời gian ngắn sử dụng, nó sẽ làm cho lớp sơn và xi mạ này bị bong tróc để lộ phần thân kim loại cần bảo vệ.
Các phương pháp xử lý bề mặt kim loại phổ biến
Hiện nay để xử lý bề mặt kim loại có thể sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó có 3 cách xử lý phổ biến hơn cả là Phương pháp thủ công, Phương pháp mài cơ khí, Phương pháp làm sạch bằng hóa chất.
Phương pháp 1: Xử lý bề mặt thủ công
Để loại bỏ chất bẩn, vết rỉ sét người dùng sẽ sử dụng dao cạo, bàn chải sắt hoặc giấy nhám để mài nhẵn và làm sạch bề mặt kim loại. Với phương pháp thủ công ưu điểm của nó là cách thực hiện vô cùng đơn giản, dễ thực hiện và tiết kiệm chị phí nhất. Tuy nhiên việc xử lý bề mặt thủ công sẽ tạo ra nhiều bụi bẩn gây ô nhiễm cũng như gây hại cho sức khỏe người lao động, ngoài ra độ mịn, độ nhám của bề mặt kim loại không được đồng đều.
Phương pháp 2: Xử lý bề mặt bằng máy mài cơ khí
Khác với phương pháp thủ công sử dụng bàn chải sắt để làm sạch bề mặt, ở phương pháp 2 này người dùng sẽ sử dụng thiết bị mài và bột mài để làm sạch bề mặt kim loại. Điểm mạnh của cách làm này là mang lại hiệu quả cao, đảm bảo bề mặt xử lý có độ mịn và độ nhám cao ngoài ra thời gian thực hiện cung vô cùng nhanh chóng. Tuy nhiên phương pháp này yêu cầu chi phí đầu tư lớn cũng như người lao động cần nắm vững kĩ thuật sử dụng thiết bị chà nhám.
Phương pháp 3: Xử lý bằng hóa chất tẩy rửa
Các hóa chất sử dụng chủ yếu thường là dung môi hữu cơ hay dung dịch kiềm. Khi xịt các hóa chất này lên bề mặt kim loại sẽ giúp đánh bật các chất bẩn, rỉ sét hay nấm mốc một cách nhanh chóng. Phương pháp này thường được lựa chọn vì tính đơn giản khi thực hiện bên cạnh đó thời gian xử lý cũng vô cùng nhanh chóng. Tuy nhiên những hóa chất tẩy rừa này trong quá trình sử dụng sẽ gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh cũng như gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người lao động.
Trên đây là 3 phương pháp xử lý bề mặt kim loại phổ biến hiện nay. Tại PAC Việt Nam chuyên cung cấp sản phẩm xử lý bề mặt của 3M đảm bảo giúp loại bỏ rỉ sét và chất bẩn khỏi bề mặt kim loại, để lại lớp hoàn thiện nhất quán trong khi vẫn duy trì hình dạng của phôi. Chúng tôi cam kết đem lại cho khách hàng những sản phẩm 3M - giải pháp xử lý bề mặt tối ưu với chất lượng, giá cả cạnh tranh và thời gian giao hàng nhanh nhất:
- Nhám vòng 3M được cắt từ cuộn nhám thành các sợi nhám và sử dụng keo, gắn lại theo kích thước máy mài (máy mài công nghiệp, máy cầm tay…) được ứng dụng nhiều trong gia công cơ khí mài phá thô bavia, đậu ngót của ngành đúc, tạo hairline, tạo xước…
- Nhám xếp 3M là dạng có hình tròn gồm các lá nhám nhỏ xếp lại và cố định với nhau bằng keo, thường gồm 60-72 lá nhám tùy thuộc vào cấp độ hạt, ứng dụng chủ yếu cho máy cầm tay, chuẩn bị bề mặt cho công đoạn thô.
- Nhám đĩa (nhám tròn) 3M là dạng nhám được dập, cắt từ cuộn nhám ra nhám có hình tròn với các kích thước phổ biến 4inch, 5inch, 6inch thường được sử dụng cho công đoạn mài bán tinh và tinh trên máy cầm tay.
- Bùi nhùi, nỉ 3M là một loại vật liệu mài dạng sợi không dệt ép tạo định hình tùy thuộc vào ứng dụng mà người ta có thể tạo thành các hình dạng khác nhau từ tấm,bánh hoặc đai. Trên sợi được đính các hạt mài.
Để được tư vấn hỗ trợ kỹ thuật tốt nhất vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ PAC VIỆT NAM
Địa chỉ: Phòng 1016, Tòa nhà N02, Phố Trần Quý Kiên, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
VPGD: Tầng 2, Tháp B, Tòa T608, KĐT Cổ Nhuế, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Website: http://pacvietnam.com/ http://eshop-pacvietnam.com
Email: assistant@pacvietnam.com Di động: 0964 952 442 (Zalo)
Điện thoại: +84-24-3207-2525 Fax: +84-24-3207-3535